Những ngày gần đây, dân mạng đua nhau truy tìm các món dimsum và cách làm của chúng. Vậy dimsum là gì mà lại hot đến vậy? Cách làm có khó không? Chúng ta cùng đi tìm hiểu nha!
Nội Dung
1. Dimsum là gì ?
Dimsum hay còn gọi với cái tên “ Điểm tâm”, có chữ Hán (点心). Là một loại hình ẩm thực của Trung Hoa bao gồm rất nhiều món ăn nhẹ hợp lại và thường được dùng cho bữa sáng.
Thực đơn của Dimsum rất phong phú, chủ yếu được chế biến từ các nguyên liệu như bột gạo, bột mì,… kết hợp với các loại nhân thịt, nhân hải sản,…
Điểm tâm gồm 2 loại là món hấp như há cảo, sủi cảo, bánh bao,… và món chiên như bánh khoai môn chiên giòn, các loại chả giò, các loại thịt viên, chân gà chưng,cháo,..
Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu một số món và cách làm nhé!
2. Các món dimsum phổ biến và cách làm
1. Sủi cảo
Sủi cảo là một loại bánh hấp của Trung Quốc rất phổ biến ở Đông Á. Đây là một trong những món ăn chính trong dịp tết Nguyên Đán, và các tỉnh phía bắc.
Tùy thuộc vào cách nấu bánh mà chia sủi cảo ra làm 4 loại: Sủi cảo luộc, sủi cảo hấp, sủi cảo chiên trong nồi và sủi cảo trứng ( dùng trứng làm vỏ bánh).
Hướng dẫn làm sủi cảo:
Nguyên liệu:
Bột mì đa dụng , 120- 150ml nước đun sôi để làm phần vỏ bánh thịt heo băm nhỏ, gừng, hành lá, cà rốt, cải thảo, muối, tiêu, đường, dầu mè
Cách làm sủi cảo hấp, luộc
Làm vỏ bánh:
– Đổ phần bột đã chuẩn bị ra bát lớn, hòa tan muối vào phần nước sôi dùng để trộn bột. Đổ từng chút nước vào bột, dùng muôi khuấy đều. Chú ý đừng để nhão quá nếu không sẽ không thể gói được bánh.
– Tiếp theo, đổ bột ra và nhào cho đến khi bột dẻo, mịn. Chia bột thành từng miếng nhỏ và đợi 30 phút.
Sau khi bột đủ thời gian nghỉ, dùng ít bột áo phủ lên mặt phẳng ( khuôn cán bột ) và tiến hành cán bột thành từng miếng mỏng.
Làm nhân:
– Gừng băm nhỏ, hành lá cắt khúc nhỏ.
– Cà rốt, cải thảo thái hạt lựu.
– Cho thịt heo băm, gừng, hành lá, cà rốt và cải thảo vào tô
– Thêm 1/4 thìa muối, đường, tiêu và 1/2 thìa dầu mè và trộn đều.
– Lấy từng chiếc vỏ bánh cho nhân vào giữa và gói lại. Ta có thể tạo hình cho bánh sủi cảo theo ý thích.
– Đặt nồi hấp lên bếp, cho sủi cảo vào nồi, chú ý khoảng cách các bánh không được quá gần nếu không sẽ bị dính vào nhau. Hấp bánh khoảng 10 đến 15 phút là bánh chín. Nếu không có nồi hấp, bạn cũng có để luộc bánh. Thời gian luộc cũng gần bằng hấp khoảng 10 đến 15 phút là được
– Sủi cảo được chấm với hỗn hợp nước tương, dầu mè , và ớt.
2. Bánh bao
Bánh bao ( chữ Hán – 包子, phiên âm bāozi ). Là một trong số các món điểm tâm của Trung Hoa có nhân và được hấp chín. Nhân bánh bao thường được làm từ thịt và rau.
Có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng khi bánh bao du nhập vào Việt Nam đã trở thành một món ăn bình dân ngon, rất được ưa chuộng.
Trong nước, không khó để bắt gặp các quần quán bán bánh bao. Tuy nhiên, bánh bao này có gì khác với bản gốc?
Nếu như bạn đã được ăn bánh bao tại Trung Quốc thì chắc hẳn sẽ thấy có sự khác biệt. Bánh bao Việt Nam có phần nhỏ hơn, phần nhân cũng được thay bằng thịt heo xay, mộc nhĩ, miến,nấm hương, trứng chim cút hoặc trứng gà.
3. Xíu mại
Xíu mại là một trong những món Dimsum phổ biến của Trung Hoa.
Tại Việt Nam, xíu mại được chế biến từ những nguyên liệu chính như thịt lợn băm, hành lá, hành tây, bánh mì vụn nấu với sốt cà chua. Được ăn kèm với bánh mì hoặc cơm trắng.
Cách làm xíu mại chuẩn người Hoa
Nguyên liệu:
– 250g thịt heo băm
– 250g tôm tươi
– 2 cái nấm mỡ
– Hành lá, gừng,
– 20g đậu hà lan
– 1/2 thìa bột bắp
– Rượu trắng, dầu mè, dầu ăn, dầu mè, nước tương: mỗi loại một muỗng,
– Muối, đường trắng, tiêu : mỗi loại 1/2 muỗng cà phê.
Cách làm:
Bước 1: Tôm, hành, nấm, gừng băm nhỏ. Cho đường, tiêu, nước sôi, rượu, bột bắp vào chén và trộn đều để làm nước ướp xíu mại.
Bước 2: Dùng một bát khác, bỏ tôm vào ướp cùng với muối và dầu ăn khoảng 5 phút. Sau đó cho thịt heo cùng với nấm băm nhỏ, 3/4 tôm cùng với gừng băm vào. Đổ nước đã pha chế ở bước 1 vào rồi ướp thêm 5 phút để gia vị ngấm đều.
Bước 3: Cho nhân bánh vào vỏ rồi gói lại.
Bước 4: Quét dầu ăn vào nồi hấp để tránh cho bánh bị dính vào nồi. Bỏ bánh đã gói xong vào nồi, cho thêm ít đậu hà lan lên bánh cho đẹp mắt rồi bắt đầu hấp. Hấp bánh trong khoảng 12 phút là hoàn thành.
4. Bánh cuốn
Bánh cuốn là một loại bánh làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, cuộn tròn, bên trong nhân thường là thịt bò, thịt lợn, tôm,.. Được dùng kèm với nước tương ngọt. Đây là một món ăn nhẹ được rất nhiều người ưa thích.
Bánh cuốn ở Trung Quốc nhìn tương đối giống với bánh cuốn tại Việt Nam. Giống nhất là bánh cuốn Cao Bằng.
5. Xôi lá sen
Là một trong các món ăn truyền thống. Để làm được món này, người ta đem gạo nếp bọc lại trong lá sen, nhân bên trong là trứng, sò điệp khô, nấm và thịt ( có thể là thịt gà hoặc thịt heo).
Xôi lá sen không chỉ phổ biến tại Trung Quốc mà khi được du nhập vào nước ta cũng rất được ủng hộ.
6. Chả giò ( còn gọi là nem )
Ở cả Việt Nam và Trung Hoa, chả giò là một món ăn nhẹ rất phổ biến.
Nguyên liệu chế biến cũng như cách làm của nó hết sức đơn giản. Tuy nhiên, cách làm của Trung Quốc có chút khác biệt ở phần nguyên liệu.
Nguyên liệu gồm: miến, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, đỗ, bắp cải, dầu hào, dầu mè, muối, tiêu, đường, bột bắp và bánh ram ( bánh đa nem) . Loại bánh đa nem của Tàu giòn và dai hơn của mình =)))
Cách làm:
Bước 1: Miến, mộc nhĩ, cà rốt, đỗ, bắp cải đem băm nhỏ. Sau đó bỏ tất cả vào chảo và đảo đều thêm 1 muỗng dầu hào, dầu mè rồi tiếp tục xào. Lấy một chút muối, tiêu và đường bỏ tiếp vào chảo. Bột bắp hòa với nửa chén nước rồi đổ 2/3 vào chảo, tiếp tục đảo cho đến khi chín và tắt bếp. Vậy là xong phần nhân rồi.
Bước 2: Lấy từng chiếc bánh đa nem, lấy phần bột bắp còn lại quệt vào mép bánh cho dễ gói rồi bỏ nhân vào và làm tương tự như làm nem của Việt Nam.
Bước 3: Sau khi đã gói xong, bắc chảo lên và cho dầu vào. Đợi đến khi dầu đủ nóng thì bỏ nem đã gói vào chiên cho đến khi thấy màu vàng là được.
Nếu như bạn có cơ hội đến Trung Quốc, nhất định phải thử món dimsum này nhé. Xem mùi vị nó có khác biệt không?
7. Cháo
Cháo ( tiếng Hán: 粥,tiếng phổ thông : “zhōu” , tiếng Quảng Đông đọc là : “zuk” ). Cháo không chỉ có ở Trung Quốc mà còn có ở Việt Nam và một số quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia,…
Cháo là một món ăn được nấu chủ yếu từ gạo và nước. Để nấu thành cháo thì lượng nước phải nhiều gấp 3 lần lượng gạo. Khi bắt đầu nấu thì cần lửa mạnh, sau đó giảm xuống khi đã sôi để cháo nhừ, nấu càng lâu cháo càng đặc ăn sẽ càng ngon.
Ngoài cháo trắng, người ta còn nấu chung với các loại rau củ quả và các loại thịt khác. Tùy theo cách nấu và những loại nguyên liệu mà người ta có thể nấu được hàng trăm loại khác nhau.
8. Chân gà phụng chảo
Một số người không thích ăn chân gà thì sẽ khá là e ngại với món này nhưng hương vị của nó lại rất ngon.
Cách làm chân gà phụng chảo:
Nguyên liệu gồm:
– 1kg chân gà
– 3 muỗng canh xì dầu
– 15gr gừng, 10gr tỏi, 30ml giấm
– Nước tương, dầu hào, dầu mè mỗi loại một muỗng canh
– 2 muỗng canh đường trắng
– 1 thìa cà phê muối
– 1/2 muỗng cà phê tiêu
Cách làm:
Bước 1: Chặt chân gà thành 2 đoạn, sau đó đem trần trong nước sôi khoảng 2 phút hoặc cũng có thể dùng giấm chà sát chân gà rồi rửa lại với nước sạch.
Bước 2: Bắc chảo dầu lên bếp, bỏ chân gà vào chiên cho đến khi chân gà ngả sang màu vàng. Chân gà sau khi chiên xong liền bỏ vào nước lạnh ngâm 1 tiếng
Bước 3: Bỏ chân gà vào chảo, thêm muối, đường, dầu hào, dầu mè, đường, tiêu, tỏi, ớt, gừng , thêm nước và đun khoảng 30 phút.
9. Súp vi cá mập
Là một món nằm trong danh sách các món Dimsum Trung Quốc. Thường được dùng trong các dịp đặc biệt như tiệc tùng, đám cưới,… Phải nói đây là một món ăn xa xỉ với nguyên liệu đắt đỏ.
10. Bánh củ cải
Bánh củ cải có tên tiếng Trung ( 蘿蔔 糕 ). Là loại bánh pudding làm từ củ cải trắng cắt nhỏ, trộn với các miếng tôm khô, xúc xích Trung Quốc và nấm. Chúng được hấp và đem chiên.
Nguyên liệu làm món này gồm:
– Tôm Khô 30gr
– Lạp Xưởng 60gr – 100gr
– Củ Cải 400gr
– Bột Gạo 2 cup – 300gr
-Bột bắp 60gr
– Gia vị nêm: Muối, Đường, Hạt nêm, Tiêu
– 30g nấm đông cô khô
– Rượu Thiệu Hưng ( một loại rượu dùng để nấu ăn của Tàu )
Các bước thực hiện:
Bước 1: Ngâm nấm với nước ấm, Tôm khô ngâm với rượu thiệu hưng. Đem lạp xưởng chiên chín ( có thể dùng lò vi sóng hoặc dùng chảo chiên nếu k có lò ). Sau khi chín, đem thái nhỏ thành hạt lựu.
Bước 2: Củ cải trắng chia làm 2 phần. 1 phần đem bào sợi 1 phần cắt nhỏ, sau đó bỏ vào máy xay với 100ml nước rồi xay nhuyễn. Lấy rây lọc bã và nước để riêng
Bước 4: Hòa bột gạo với nước sao cho hỗn hợp có dạng đặc sánh, tiếp đó thêm bột bắp và khuấy đều.
Bước 5: Tôm và nấm băm nhỏ, cho lên bếp xào, tiếp tục cho lạp xưởng vào rồi đảo. Cuối cùng, đổ củ cải bào sợi vào đảo chung.
Bước 6: Lấy bã củ cải trắng xay bỏ vào chảo cùng với khoảng 5gr đường, phần nước cốt củ cải cũng cho chung vào luôn rồi tiếp tục đảo.
Bước 7: Chuẩn bị một cái hộp, đổ hỗn hợp củ cải vừa làm vào đầy hộp. Phần trên cùng của hộp quét chút dầu ăn, đậy nắp đậy của hộp lại sau đó bỏ vào ngăn mát tủ lạnh là được.
11. Pudding thạch dừa
Pudding thạch dừa là món ăn vặt ngon và bổ dưỡng cho trẻ nhỏ và cả người lớn. Thành phần chủ yếu của nó gồm dừa và thạch. Ngoài ra, người ta cũng có thể dừa với đậu đỏ hay dừa với bắp,.. để tạo những hương vị lạ miệng, thơm ngon hơn.
12. Bánh hoa sen ngàn lớp
Là một trong số các loại bánh điểm tâm của Trung Quốc được chị em phụ nữ săn lùng dạo gần đây bởi nó không chỉ có hình dạng đẹp mắt,mà còn cực kì ngon.
Loại bánh này được làm từ bột mì cùng một số nguyên liệu khác như đường, trứng, dừa,.. Đặc biệt hơn cả, đúng như cái tên của nó, chiếc bánh sau khi làm xong sẽ có hình bông hoa sen hết sức đẹp mắt khiến người ta có cảm giác không nỡ ăn.
Phần khó nhất của công đoạn làm bánh chính là phần chiên. Bạn cần phải chiên thật khéo léo với lượng dầu và lửa hợp lí để bánh hoa có thể nở rộ.
Nguyên liệu làm bánh:
– 20 gr bơ lạt
– 15 gr đường bột
– Lòng đỏ trứng gà ( 2 quả)
– Dừa sợi sấy thì khô
– Bột mì
– Mỡ trừu
– Dầu ăn
– Nước thanh long đỏ
Cách làm:
Bước 1: Bỏ bơ, đường bột, lòng đỏ trứng, dừa sợi sấy khô vào chung một tô rồi trộn đều. Chia thành từng viên nhỏ tầm 10gr và vo tròn để tạo nhân bánh.
Bước 2: Làm phần vỏ bánh. Dùng 100gr bột mì và 15gr đường bột trộn đều cùng với mỡ trừu và 5ml dầu ăn. Thêm khoảng 50ml nước thanh long đỏ pha loãng hoặc nguyên chất tùy ý. Trộn đều hỗn hợp và tiến hành nhồi bột.
Bước 3: Chia bánh thành từng phần nhỏ và vo tròn lại ( khoảng 20gr / phần ). Đợi bột nghỉ khoảng 15 đến 30 phút.
Bước 4: Làm phần bột ruột. Dùng 60gr bột mì và khoảng 35gr mỡ trừu trộn đều, thêm 50ml dầu ăn rồi tiếp tục trộn. Chia thành từng phần nhỏ ( khoảng 10gr/ phần ).
Bước 5: Cán dẹt phần vỏ bánh rồi cho phần bột ruột vào gói từng cái một như bánh trôi và để chúng nghỉ 5 đến 10 phút. Cán bột thêm vài lần tương tự.
Bước 6: Lấy bột và cán, sau đó cho phần nhân đã làm ở bước 1 vào trong rồi vo lại thành hình tròn. Để bột nghỉ 10 phút rồi dùng dao cắt thành 6 hoặc 8 múi trên mặt của bánh.
Bước 7: Bắc chảo lên bếp và chiên. Khi bánh nở xòe và nổi lên trên là được. Vớt bánh ra và thưởng thức thôi.
13. Bánh đậu xanh
Bánh đậu xanh là một loại bánh ngọt truyền thống của Trung Hoa. Loại bánh này giống với bánh Trung Thu hay bánh nướng của Việt. Thành phần chính của bánh đậu xanh là bột đậu xanh nấu chín, bột khoai mỡ hấp (hoặc bột mì, bột đậu ), dầu thực vật (dầu mè), mỡ lợn, đường trắng, thịt,…
14. Bánh xốp hấp
Là một loại bánh khá giống với bánh bông lan. Bánh được chế biến từ trứng, sữa, đường nâu. Loại bánh này rất dễ làm nhưng để làm được bánh ngon thì lại rất khó và cần rất nhiều tâm tư.
15. Bánh quế hoa
Bánh quế hoa hay 桂花糕 là một món Dimsum hay xuất hiện trong các bộ phim cổ đại Trung Quốc. Nguyên liệu chính của loại bánh này là bột nếp, đường (đường trắng hoặc đường mạch nha) và hoa quế ngâm đường hoặc ngâm mật.
Bánh hoa quế được làm từ hỗn hợp các nguyên liệu trên, nhào kỹ rồi hấp chín, dùng bột mì khô rắc lên làm bột áo hoặc dùng khăn ướt bọc lại để tránh dính tay, tiếp tục nhào nặn cho đến khi hỗn hợp bột mềm nhuyễn bóng mịn và cuối cùng là cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Hương vị của bánh mềm, xốp, không khô, vị ngọt mà thanh, đặc biệt còn lưu lại được hương thơm của hoa quế khiến người ăn không ngấy.
16. Bánh lá hẹ
Bánh lá hẹ là món bánh của người Hoa, thường được dùng trong những ngày giỗ, cúng tổ tiên, Tết,… Bánh lúc hấp chín hoặc chiên lên ăn với nước mắm đều ngon.
3. Những địa điểm thưởng thức dimsum tại Việt Nam
1. Địa điểm ăn dimsum chuẩn Trung Hoa tại Hà Nội
– Nhà Hàng Ngọc Mai Đỏ – Quán Dimsum Ngon Ở TP. Hà Nội
- Địa chỉ: Tầng 16 Ruby Plaza, Lê Ngọc Hân, Quận Hai Bà Trưng, HN
- Giờ mở cửa: 08:00 – 22:00
– Nhà hàng Long Đình- Hà Nội
- Địa chỉ: 64B Quán Sứ Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00
– Nhà Hàng King Long
- Địa chỉ: Số 02, 128 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0437195888
- Fanpage: Nhà Hàng King Long – Buffet Dimsum
2. Tại Sài Gòn
– Nhà hàng San Fu Lou
- Giá trung bình khoảng 80.000 – 200.000 VNĐ/món.
- Địa chỉ: San Fu Lou 1, AB Tower, 76A Le Lai St., Dist.1
- San Fu Lou 2, 195-197 Phan Xích Long Q. Phú Nhuận
- San Fu Lou 3, 24 Ba Tháng Hai, Q. 10.
- San Fu Lou 4, Crescent Mall, 101 Tôn Dật Tiên, Q.7
– Nhà Hàng Yu Chu
- Địa chỉ: Hotel Intercontinental – 39 Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM
– Nhà Hàng Ngân Đình
- Địa chỉ: Windsor Plaza, 18 An Dương Vương, Quận 5, TPHCM
Trên đây hoctiengtrungtudau.com đã tổng hợp cho bạn một số món dimsum cũng như các địa chỉ ăn dimsum tại Hà Nội và Sài Gòn. Nếu có cơ hội đến Trung Quốc, các bạn nhất định phải thử qua những món này nhé!
Xem thêm: