Tập viết chữ Hán: 8 Quy tắc viết chữ Trung Quốc bắt buộc phải nhớ

  1. Trang chủ
  2. Lộ trình học phát âm tiếng Trung chuẩn cơ bản từ đầu
  3. Tập viết chữ Hán: 8 Quy tắc viết chữ Trung Quốc bắt buộc phải nhớ

Nội Dung

Học Phát Âm

Tập viết chữ Hán là nhiệm vụ bắt buộc của mỗi một người học tiếng Trung Quốc từ cơ bản. Nếu bạn chỉ là người học tiếng trung bồi để mau chóng đạt được mục đích nào đó. Thì việc bạn có biết cách viết chữ trung quốc hay không nó không quá quan trọng. 

Tuy nhiên trên tinh thần là một người tự học, cũng như tiếp thu đầy đủ tinh hoa của chữ Trung Quốc. Cũng như muốn tiến xa hơn trên con đường học vấn. Chúng ta bắt buộc phải tập viết chữ hán, phải biết cách viết chữ Trung Quốc như thế nào. Và hơn nữa cần am hiểu sâu sắc về 214 bộ thủ cũng như các nét cơ bản trong viết tiếng Trung.

Nội dung bài học:

  • Hiểu được tại sao cần phải học viết chữ
  • Phân loại các cách viết chữ hán ngữ
  • Biết rõ 8 nét chữ cơ bản và tập luyện
  • Những khó khăn trong cách luyện chữ cũng như cách khắc phục

1. Tập viết chữ hán – Tại sao lại cần thiết?

Mình từng nghe các bạn nói chuyện đại loại như: Học tiếng hoa thì chỉ cần nghe nói tốt là được rồi, cần gì phải biết viết đâu. Cũng có những cá nhân rất uy tín nói: Tập viết chữ hán là chuyện nhỏ, việc các em học là phải giao tiếp được. Mà giao tiếp thì chỉ cần tiếng Trung bồi cũng xong. Ngoài xã hội hiện nay cũng có rất nhiều bạn chỉ chú trọng học nói tiếng Trung, còn về chữ viết hoàn toàn mù tịt.

Tuy nhiên, ở góc độ một người học như mình. Mình không đồng ý với việc xem nhẹ việc biết cách viết và tập viết thành thạo chữ Trung Quốc. Bởi những lý do sau:

1.1 Chữ Trung Quốc thể hiện yếu tố văn hóa

Đúng vậy, với việc là các chữ tượng hình, mang nhiều hàm ý to lớn. Chữ Trung Quốc cũng như chữ Nôm của Việt Nam xưa mang trong mình rất nhiều đặc trưng văn hóa. Không biết chữ là thiếu hụt đi một khoảng về kiến thức thường thức và văn hóa.

Chữ tượng hình mô phỏng hoạt động của đời sống mà hình thành. Nếu bạn biết được chữ Hán, tập viết chữ hán sẽ được biết những câu chuyện thú vị xoay quanh chữ Hán. Mà thật sự, ở chữ latinh sẽ không bao giờ tìm thấy.

1.2 Tập viết chữ Hán là cách rèn tính kiên trì hay nhất.

Khi các bạn thật sự ngồi vào bàn học. Cầm bút và viết nắn nót từng chữ, từng nét thì bạn mới hiểu được. Lý do vì sao thời xưa các cụ hay nói nét chữ nét người. Trong quá trình tập viết chữ Trung Quốc, mình thấy điều này thực sự càng rõ nét.

Việc tỉ mẩn từng nét nhỏ cơ bản, sẽ khiến cho tính kiên trì của bạn tăng lên. Việc ngồi từng giờ luyện chỉ một chữ viết sẽ cho bạn cảm thấy, mọi vấn đề cần bình tĩnh xử lý. Thực sự việc luyện viết chữ giúp ích cho các bạn trẻ rất nhiều trong rèn luyện tính cách.

1.3 Tập viết chữ Hán cơ bản là tiền đề để phát triển chữ viết tay

Trong chữ Trung Quốc có rất nhiều kiểu chữ, phổ biến nhất chúng ta hay nghe nói: Chữ triện, chữ lệ, thảo thư, hành thư, và khải thư. Hiện tại chúng ta đang học từng nét cơ bản của Khải thư.

Để sau này để chúng ta có thể đọc được và viết được hành thư, lệ thư. Hay học viết thư pháp Trung Quốc, thì việc tập viết chữ hán hôm nay chính là tiền đề quan trọng.

2. Tập viết chữ Hán: 8 nét cơ bản trong tiếng Trung

Để biết viết chữ Trung Quốc cơ bản, các bạn cần học thuộc 8 nét cơ bản này. Sau đây là các nét cùng đặc điểm:

  • Nét ngang: nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.
  • Nét sổ thẳng: nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.
  • Nét chấm: một dấu chấm từ trên xuống dưới.
  • Nét hất: nét cong, đi lên từ trái sang phải.
  • Nét phẩy: nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.
  • Nét mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.
  • Nét gập: có một nét gập giữa nét.
  • Nét móc: nét móc lên ở cuối các nét khác.

3. Quy tắc viết tiếng Trung trong tập viết chữ hán

3.1 Quy tắc 1: Ngang trước sổ sau.

Đây là các quy tắc viết tay thuận, các bạn sẽ cảm thấy viết chữ Hán trong tâm tay khi tạo được thói quen viết bút tay thuận nhé:

Ví dụ: Với chữ Thập (số mười) 十 Nét ngang sẽ được viết trước sau đó đến nét dọc.

tập viết chữ hán quy tắc 1

3.2 Quy tắc 2: Phẩy trước mác sau.

Các nét xiên trái (丿) được viết trước, các nét xiên phải (乀) viết sau.

Ví dụ: Với chữ Văn  文. Số 8 八。

viết chữ trung quốc

 

3.3 Quy tắc 3: Trên trước dưới sau.

Các nét bên trên được viết trước các nét bên dưới.

VD: Số 2 二  số 3三。Mỗi nét được viết từ trái qua phải và lần lượt từ trên xuống dưới.

cách viết chữ hoa trên trước dưới sau

 

3.4 Quy tắc 4: Trái trước phải sau.

Trong chữ Hán các nét bên trái được viết trước, nét bên phải viết sau.

VD: Với chữ “mai” – míng 明 bộ nhật viết trước, bộ nguyệt viết sau

viết chữ trung quốc quy tắc 4

3.5 Quy tắc 5: Ngoài trước trong sau.

Khung ngoài được viết trước sau đó viết các nét trong sau. Cái này được ví như xây thành bao trước, có để cổng vào và tiến hành xây dựng bên trong sau.

VD: Chữ “dùng” 用- Khung ngoài được viết trước, sau đó viết chữ bên trong.

cách viết chữ trung quốc 6

3.7 Quy tắc 6: Vào trước đóng sau.

Nguyên tắc này được ví như vào nhà trước đóng cửa sau cho các bạn dễ nhớ nhé.

VD: Chữ “Quốc” trong“Quốc gia” – 囯 khung ngoài được viết trước, sau đó viết đến bộ vương bên trong và cuối cùng là đóng khung lại => hoàn thành chữ viết.

quy tắc viết chữ hán 7

3.8 Quy tắc 7: Giữa trước hai bên sau.

Giữa trước hai bên sau là nguyên tắc căn bản thứ 7 trong viết chữ Hán.

Lưu ý: Giữa trước 2 bên sau được áp dụng khi 2 bên đối xứng nhau (đối xứng chứ không phải các nét giống nhau, các nét giống nhau theo quy tắc 4: Trái trước, phải sau).

VD: chữ “nước” trong nước chảy – 水。Nét sổ thẳng được viết trước, sau đó viết nét bên trái, cuối cùng là nét bên phải.

Sau khi thành thạo với 7 nguyên tắc này thì gặp chữ Hán nào các bạn đều có thể tháo gỡ một cách đơn giản

phương pháp viết chữ hán

 

3.9 Quy tắc khác: Viết nét bao quanh ở đáy sau cùng

Các thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau cùng, như trong các chữ: 道, 建, 凶,  Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng

học viết chữ hoa

 

4. Phần bổ sung cách tập viết chữ Hán

4.1 Viết từ trên xuống dưới, và từ trái qua phải

Theo quy tắc chung, các nét được viết từ trên xuống dưới và từ trái qua phải.

Chẳng hạn, chữ nhất được viết là một đường nằm ngang: 一. Chữ này có 1 nét được viết từ trái qua phải.

Chữ nhị có 2 nét: 二. Trong trường hợp này, cả 2 nét được viết từ trái qua phải nhưng nét nằm trên được viết trước. Chữ tam có 3 nét: 三. Mỗi nét được viết từ trái qua phải, bắt đầu từ nét trên cùng.

4.2 Quy tắc này cũng áp dụng cho trật tự các thành phần

Chẳng hạn, chữ 校 có thể được chia thành 2 phần. Phần bên trái (木) được viết trước phần bên phải (交). Có vài trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này, chủ yếu xảy ra khi phần bền phải của một chữ có nét đóng nằm dưới (xem bên dưới).

Khi có phần nằm trên và phần nằm dưới thì phần nằm trên được viết trước rồi mới đến phần nằm dưới, như trong chữ品 và chữ 星.

4.3 Các nét ngang viết trước, các nét dọc viết sau trong tập viết chữ hán

Khi có nét ngang và nét sổ dọc giao nhau thì các nét ngang thường được viết trước rồi đến các nét sổ dọc. Như chữ thập (十) có 2 nét. Nét ngang一 được viết trước tiên, theo sau là nét sổ dọc 十.

4.4 Nét sổ thẳng viết sau cùng, nét xuyên ngang viết sau cùng

Các nét sổ dọc xuyên qua nhiều nét khác thường được viết sau cùng, như trong chữ 聿 và chữ 弗.

Các nét ngang xuyên qua nhiều nét khác cũng thường được viết sau cùng, như trong chữ 毋 và chữ 舟.

4.5 Viết các nét xiên trái (nét phẩy) trước, rồi đến các nét xiên phải (nét mác)

Các nét xiên trái (丿) được viết trước các nét xiên phải (乀) trong trường hợp chúng giao nhau, như trong chữ 文.

Chú ý quy tắc trên áp dụng cho các nét xiên đối xứng; còn đối với các nét xiên không đối xứng, như trong chữ 戈, thì nét xiên phải có thể được viết trước nét xiên trái, dựa theo quy tắc khác.

4.6 Viết phần ở giữa trước các phần bên ngoài ở các chữ đối xứng về chiều dọc

Ở các chữ đối xứng theo chiều dọc, các phần ở giữa được viết trước các phần bên trái hoặc bên phải. Các phần bên trái được viết trước các phần bên phải, như trong chữ 兜 và chữ 承.

4.7 Viết phần bao quanh bên ngoài trước phần nội dung bên trong

Các phần bao quanh bên ngoài được viết trước các phần nằm bên trong; các nét dưới cùng trong phần bao quanh được viết sau cùng nếu có, như trong chữ 日 và chữ 口. Các phần bao quanh cũng có thể không có nét đáy, như trong chữ 同 và chữ 月.

4.8 Viết nét sổ dọc bên trái trước các nét bao quanh

Các nét sổ dọc bên trái được viết trước các nét bao quanh bên ngoài. Trong hai ví dụ sau đây, nét dọc nằm bên trái (|) được viết trước tiên, theo sau là đường nằm phía trên cùng rồi đến đường nằm bên phải (┐) (hai đường này được viết thành 1 nét): chữ 日 và chữ 口.

4.9 Viết nét bao quanh ở đáy sau cùng

Các thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau cùng, như trong các chữ: 道, 建, 凶.

4.10 Viết các nét chấm, nhỏ sau cùng

Các nét nhỏ thường được viết sau cùng, như nét chấm nhỏ trong các chữ sau đây: 玉, 求, 朮.

5. Các nét viết của chữ Trung Quốc

Chữ Hán trông có nhiều nét phức tạp, nhưng phân tích kỹ ra thì các nét dùng trong chữ Hán chỉ bao gồm 6 nét cơ bản và một số nét viết riêng có quy định cách viết. Việc viết đúng các nét và theo thứ tự giúp cho việc viết chính xác chữ Hán, và đếm chính xác số lượng nét viết của một chữ và do đó giúp việc tra cứu từ điển chính xác và nhanh chóng hơn. Các nét viết của chữ Hán như sau

    1. Nét ngang, viết từ trái qua phải:
    2. Nét sổ đứng (dọc), viết từ trên xuống dưới:
    3. Nét phẩy, viết từ trên phải xuống trái dưới:
    4. Nét mác, viết từ trên trái xuống phải dưới:
    5. Nét chấm:
    6. Nét hất:
    7. Nét ngang có móc:
    8. Nét sổ đứng (dọc) có móc:
    9. Nét cong có móc:
    10. Nét mác có móc:
    11. Nét sổ đứng (dọc) kết hợp gập phải:
    12. Nét ngang kết hợp nét gập đứng:
    13. Nét đứng kết hợp với bình câu và móc:
    14. Nét phẩy về trái kết thúc bởi chấm:
    15. Nét ngang kết hợp với nét gập có móc:
    16. Nét ngang kết hợp nét phẩy:
    17. Nét phẩy kết hợp nét gập phải:
    18. Nét sổ dọc kết hợp nét hất:
    19. Nét sổ với 2 lần gập và móc:
    20. Nét ngang kết hợp nét phẩy và nét cong có móc:
    21. Nét ngang kết hợp gập cong có móc:
    22. Nét ngang kết hợp sổ cong:  
    23. Nét ngang với 3 lần gập và móc:  
    24. Nét ngang kết hợp nét mác có móc:  
    25. Nét ngang với 2 lần gập và phẩy:  
    26. Nét sổ đứng kết hợp nét gập và phẩy:
    27. Nét sổ đứng với 2 lần gập:  
    28. Nét ngang với 2 lần gập:  
    29. Nét ngang với 3 lần gập:  

6. Khó khăn trong tập viết chữ hán và cách khắc phục

Khó khăn thường gặp phải trong quá trình luyện tập viết chữ. Các bạn hãy tham khảo một vài cách khắc phục của mình nhé. Nếu có cách hay hơn thì chia sẻ cho mọi người cùng biết ở phần bình luận bạn nhé.

6.1 Gặp chữ khó không biết bắt đầu từ đâu

Bạn có thể xem xét lại chữ đó và học viết từ các nét cơ bản nhất. Mẹo của mình thường làm khi gặp chữ không biết viết thế nào, mình sẽ tìm chữ đó trên google. Sẽ có rất nhiều hình ảnh gợi ý từng bước viết chi tiết về chữ mà mình gặp phải.

6.2 Tập viết chữ hán mãi mà chữ vẫn không đẹp

Đấy là chuyện gặp rất thường xuyên. Việc viết được chữ, và viết chữ được đẹp là hai phạm trù gần như khác nhau hoàn toàn.

Mẹo: Cách viết chữ Trung Quốc đẹp: Trước tiên luyện kỹ các nét cơ bản, sau đó tập viết áp vào từng chữ. Luyện từng chữ. Khi luyện cần chú ý đến bố cục của chữ, các nét và độ dài, góc xiên ngang hay sổ, tỉ lệ từng phần…

Trên đây, Hoàng đã tổng hợp lại cho mọi người cách cơ bản nhất để tập viết chữ Hán. Cùng những nguyên tắc phải thuộc nằm lòng. Nếu các bạn gặp khó khăn trong quá trình học phát âm, hay học luyện chữ. Đừng ngại, hãy liên hệ với mình, qua facebook, fanpage, group hoặc gửi mail vào địa chỉ [email protected] nhé.

***

Lộ trình học phát âm từ đầu cho người mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed

Menu