Thanh điệu trong tiếng Trung có tầm quan trọng cũng như dấu trong tiếng Việt. Vậy thì bạn đã hiểu bài học hôm nay là gì chưa? Hôm nay chúng ta sẽ đi học kỹ hơn về thanh điệu và áp dụng vào thực tế học phát âm luôn. Cùng nhau xem cách đọc dấu trong tiếng Trung Quốc có khó hay không nhé.
Nội dung bài học:
- Hiểu thế nào là thanh điệu trong tiếng Trung
- Phân loại và đọc thành thạo 5 thanh
- Ghi nhớ cách đánh dấu trên các chữ cái
- Ghi nhớ các trường hợp biến điệu đặc biệt
1. Thanh điệu là gì? Phân loại thanh điệu trong tiếng Trung
Hai bài trước chúng ta đã học về vận mẫu (nguyên âm) và thanh mẫu (phụ âm) trong tiếng Trung. Tiếp nối khóa học phát âm tiếng trung cơ bản cho người mới. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu về thanh điệu (có thể coi là dấu giọng trong tiếng Việt).
Thanh điệu chính là yếu tố cơ bản và chính xác nhất để điều chỉnh giọng khi phát âm một câu. Một từ có lúc lên cao, lúc xuống thấp, lúc đọc ngang, lúc đọc gấp gáp. Chỉ cần nắm vững được các quy tắc phát âm về vận mẫu, thanh mẫu, và thanh điệu là coi như các bạn đã đi được 90% trong việc học phát âm tiếng trung cơ bản.
Ở trong một từ thanh điệu sẽ xuất hiện ở phía trên của các chữ cái được đánh dấu. Người học coi đó là dấu hiệu và dựa vào đó để đọc chính xác một từ.
1.1 Phân loại 4 thanh điệu chính trong tiếng Trung
- Thanh 1 (thanh ngang) bā : Đọc cao và bình bình. Gần như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt (độ cao 5-5).
- Thanh 2 (thanh sắc) bá : Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt. Đọc từ trung bình lên cao (độ cao 3-5).
- Thanh 3 (thanh hỏi) bǎ : Đọc gần giống thanh hỏi nhưng kéo dài. Đọc từ thấp và xuống thấp nhất rồi lên cao vừa (độ cao 2-1-4).
Vì cao độ lúc xuống thấp sẽ nghe hơi giống dấu nặng trong tiếng Việt. - Thanh 4 (thanh huyền) bà : Thanh này giống giữa dấu huyền và dấu nặng. Đọc từ cao nhất xuống thấp nhất (độ cao 5-1).
Mẹo: Đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém từ trên xuống và giật giọng.
Lưu ý: Cách đọc theo tiếng phổ thông, nên một số vùng miền sẽ có phiên âm khác.
Chú ý: Trong tiếng Trung có 1 thanh nhẹ, không biểu thị bằng thanh điệu (không dùng dấu). Thanh này sẽ đọc nhẹ và ngắn hơn thanh điệu. Cẩn thận nhầm thanh nhẹ với thanh 1. Ví dụ: māma.
1.2 Thanh 5 và cách đọc thanh 5 trong tiếng trung
Thông thường người ta chỉ nhấn mạnh vào 4 thanh điệu chính. Nhưng tiếng Trung còn tồn tại thanh 5. Thanh 5 không được nhắc đến nhiều trong các bài học. Nhưng mức độ quan trọng của nó thì không thua kém gì 4 thanh kia. Thanh 5 sẽ giúp việc phát âm một câu dài trở nên uyển chuyển hơn, ngắt nghỉ nhịp nhàng hơn.
Về cách đọc: Thanh 5 đọc từ cao xuống thấp gần như thanh 4, tuy nhiên ngắn hơn và nhẹ hơn. Khá giống dấu huyền của tiếng Việt Nam.
Trong ách đánh dấu: Thanh 5 thường sẽ không có ký hiệu. Người học tiếng trung đều tự ngầm hiểu, chữ nào không đánh dấu chính là thanh 5.
2. Cách đánh dấu thanh điệu trong tiếng Trung
Chúng ta đã hiểu, thanh điệu có vai trò và tầm quan trọng như thế nào. Chúng ta cũng đã biết cách áp dụng vào việc đọc từng câu chữ. Vậy thì cách đánh dấu thanh điệu được thực hiện như thế nào?
2.1. Chỉ có 1 nguyên âm đơn
Nếu trong 1 từ, chỉ có một nguyên âm đơn xuất hiện. Đánh dấu trực tiếp vào nó: ā ó ě ì…
Ví dụ: Nán, Hā, Pò, Shì
2. Nguyên âm kép
- Thứ tự ưu tiên sẽ là nguyên âm “a“: hǎo, ruán…
- Nếu không có nguyên âm đơn “a” mà có nguyên âm đơn “o” thì đánh vào “o“: ǒu, iōng…
- Nếu không có nguyên âm đơn “a” mà có nguyên âm đơn “e” thì đánh vào “e“: ēi, uěng…
- Nếu là nguyên âm kép “iu”, thì đánh dấu trên nguyên âm “u“: iǔ
- Nếu là nguyên âm kép “ui”, thì đánh dấu trên nguyên âm “i“: uī
3. Quy tắc biến điệu của các thanh điệu trong Hán ngữ
Trong tiếng Trung, chúng ta cần ghi nhớ một vài quy tắc thay đổi cách đọc thanh điệu của một từ. Chúng ta gọi đó là biến điệu. Ví dụ 1 từ được đánh thanh 3, nhưng trong trường hợp nhất định từ đó sẽ đọc phát âm thành thanh 2.
Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu các quy tắc biến điệu, và ghi nhớ áp dụng trong quá trình học nhé.
3.1 Hai thanh 3 đứng cạnh nhau
Trường hợp có hai âm tiết đứng cạnh nhau và cả 2 đều mang thanh 3 (giống dấu hỏi VN). Thì thanh thứ nhất sẽ được phát âm thành thanh 2. (thành giống như 1 sắc, 1 hỏi của tiếng Việt)
Ví dụ: Nǐ hǎo biến âm sẽ thành Ní hǎo.
Với 3 âm tiết thì sẽ biến âm thanh ở giữa, cũng có thể đọc biến âm ở cả 2 thanh đầu.
Ví dụ: Wǒ hěn hǎo sẽ thành Wǒ hén hǎo, cũng có thể đọc là Wo2 hen2 hao3.
3.2 Biến thanh đặc biệt với bù (不) và yī (一)
Trong tiếng Trung, chữ 不 (bù) và 一 (Yī) chiếm vai trò đặc biệt quan trọng. Thường luôn luôn xuất hiện trong mọi văn bản cũng như câu nói. Tần suất sử dụng thuộc dạng cao và rất cao trong Hán ngữ. Vì thế để phù hợp với quá trình phát âm, 不 (bù) và 一 (Yī) cũng có những quy tắc biến điệu riêng.
Vốn dĩ Bù (不) mang thanh thứ 4. Khi đọc phải dứt khoát từ trên xuống dưới. Nhưng chỉ cần âm tiết đằng sau mang thanh 4 thì bù và yī sẽ chuyển sang thanh 2. Vì sao lại vậy? vì đơn giản nếu đọc 2 thanh 4 cùng 1 lúc là bù cộng với một thanh nữa nghe sẽ rất “tù”.
Ví dụ: Bù ài đọc thành Bú ài, Bù cuò đọc thành Bú cuò.
Ví dụ: Yīyàng đọc thành Yíyàng
Lưu ý: Chỉ biến âm, cách viết vẫn phải giữ nguyên.
4. Một vài khó khăn cần lưu ý khi học thanh điệu trong tiếng trung
4.1 Phát âm thanh 1 và lỗi thường gặp
- Thường thường, thanh 1 lúc luyện tập cần phải đọc dài. Ngang và tự nhiên. Đa phần nhiều người sẽ đọc ngắn và có phần dứt khoát. Mặc dù đọc thế trong phát âm thực tế không sai. Nhưng trong quá trình luyện tập, các bạn nên đọc sao cho chỉn chu. Cố gắng đọc dài, khi phát âm ngang ngang mới thật sự chính xác.
4. 2 Phát âm thanh 3 thường ngắn và chưa đủ độ nặng
- Trong quá trình học, nhiều người nói rằng thanh 3 như dấu hỏi. Tuy nhiên khi đọc thanh 3 thì không phải vậy. Thanh này cần phát âm dài, từ cao xuống hết cỡ của giọng và quay ngược lên nghe như từ cao xuống dấu nặng rồi mới ngược lên. Xuống trầm, nặng hơn dấu hỏi và ngừng 1 chút trước khi lên.
4.3 Vấn đề đọc thanh 4 và 5 khi đọc thanh điệu trong tiếng trung
- Thanh 4: Cần dứt khoát và xuống nhanh. Mạnh.
- Thanh 5: Cần ngắn gọn và có phần gãy gọn hơn dấu hỏi trong tiếng việt.
5. Luyện tập đọc bảng phiên âm pinyin hoàn chỉnh
Đọc và ghi âm bảng phiên âm pinyin hoàn chỉnh. Ghi âm lại và có thể gửi cho người khác biết Tiếng Trung kiểm tra đúng sai. Hoặc gửi cho hoctiengtrungtudau.com, mình sẽ nghe, nhận xét và sửa lại bài cho bạn. Đừng quên fanpage và group học tiếng Trung từ đầu nhé.
5.1 Đọc theo nhóm pinyin của vận mẫu a
5.2 Đọc theo nhóm vận mẫu o
5.3 Đọc theo nhóm vận mẫu e
5.4 Đọc theo nhóm vận mẫu i
5.5 Đọc theo nhóm vận mẫu u
5.6 Nhóm vận mẫu uy
***
Lộ trình học phát âm từ đầu cho người mới
—
- Bài 1: Phiên âm Pinyin và Bảng chữ cái tiếng Trung
- Bài 2: Đọc thành thạo 36 vận mẫu tiếng Trung trong 10 phút
- Bài 3: Đọc thành thạo thanh mẫu (phụ âm) tiếng Trung trong 10 phút
- Bài 4: Thanh điệu trong tiếng Trung và các quy tắc phải nhớ
- Bài 5: Ôn tập cách đọc tiếng trung cơ bản
- Bài 6: Tập viết chữ hán và 8 quy tắc viết chữ Trung Quốc phải thuộc lòng